Hiểu về cú swing của Jon Rahm: Backswing ngắn, tận dụng lực cổ tay

Việc hiểu rõ điểm mạnh và yếu của cơ thể giúp Jon Rahm tìm được công thức riêng cho cú swing của mình để tối ưu hoá các cú đánh.

Jon Rahm vừa có được danh hiệu Major đầu tiên sau chức vô địch U.S. Open, đây cũng là chiến thắng thứ 13 của golfer người Tây Ban Nha kể từ khi anh chuyển lên chơi chuyên nghiệp năm 2016. Theo dõi Jon Rahm thi đấu có thể thấy golfer này có cú backswing ngắn và nhanh hơn so với phần đông các golfer khác trên Tour, nhưng Jon Rahm vẫn nằm trong Top các golfer đạt được khoảng cách tốt nhất.

Dave Phillips –người đồng sáng lập của Titleist Performance Institute (TPI) (TPI có thể hiểu là hiệu suất hoạt động của cơ thể), đồng thời là huấn luyện viên của Jon Rahm chia sẻ thì golfer người Tây Ban Nha không có được nhiều sự linh hoạt trong chuyển động ở phần hông. Mức chuyển động trung bình phần hông của các golfer trên Tour là 45 độ, nhưng Jon Rahm chỉ ở mức 30 độ trong bài tập backswing. Phần hông của Jon Rahm không có được khả năng vận động tối ưu nhất, nhưng bù lại phần thân trên của anh lại có sức mạnh vượt trội, đặc biệt là phần cổ tay. Jon Rahm và đội ngũ huấn luyện của anh đã xây dựng cú swing theo những điểm mạnh và yếu đó.

Backswing ngắn, giữ cánh tay trước cơ thể, bẻ cổ tay sớm để tạo năng lượng cho cú đánh.

Dưới đây là 6 bước cơ bản trong cú Swing của Jon Rahm:

Setup (1): Giai đoạn này Rahm rất tập trung với tất cả sức lực hiện có, thể hiện rõ nhất qua thế chân đứng vững vàng, dù vậy khả năng giữ thăng bằng trên toàn bộ cơ thể vẫn rất tốt.

Bắt đầu (2): Rahm bắt đầu xoay người như bước cơ bản trong một cú swing. Điểm đáng chú ý ở bước này là việc cánh tay của anh ấy hoàn toàn “tách biệt” với phần thân, điều có thể gây cản trở đến một cú swing tốt. Tuy nhiên giai đoạn này vẫn khá tốt khi gậy không bị “kẹt” ở phía sau anh ấy. Ngoài ra, một điểm quan trọng cũng cần chú ý là việc đầu gậy thẳng hàng với đôi bàn tay như hình.

Tăng tốc (3): Rahm bẻ cổ tay trái sớm hơn như vị trí trong hình để chuẩn bị năng lượng cho cú đánh.

Chuyển đổi (4): Từ vị trí cao nhất, Rahm bắt đầu xoay người hướng về mục tiêu. Cách thức để golfer này có cú swing shallow hơn rất lý tưởng khi anh vung gậy sao cho nó gần như song song với tay phải. Cũng nhờ giai đoạn bacswing ngắn, cánh tay của Rahm cũng hạ xuống nhanh hơn thông thường.

Impact (5): Ở thời điểm impact, hãy chú ý đến khả năng cong và xoay người đáng kể của Rahm. Nhờ vào điều này, mặt gậy trở nên ổn định hơn khi tiếp xúc với trái bóng. Một điểm đáng lưu ý khác là tay phải của Rahm luôn giữ ổn định trong khi anh điều khiển gậy hướng một chút về bên trái khi đang vung gậy xuống.

Kết thúc (6): Đến khi hoàn tất cú swing, ta có thể thấy Rahm hoàn toàn thoải mái với cú swing của mình dù cơ thể xoay khá nhiều về bên trái so với mục tiêu. Chính nhờ cú swing phù hợp với cơ thể này, Rahm có thể tạo ra những cú đánh uy lực và chuẩn xác.